Những cách sắp xếp thông tin CV hiệu quả cho từng ứng viên
Với những bạn đang có ý định làm trái ngành trái nghề và chưa có nhiều kinh nghiệm lắm ở lĩnh vực đó, điều quan trọng là bạn cần phải đưa những thông tin có liên quan nhất xuất hiện ở đầu CV.
Bạn đã biết CV bao gồm những phần nào, cần phải viết gì trong đó rồi đúng không? Tuy nhiên mỗi người lại có một background khác nhau, mỗi người lại ứng tuyển cho một công việc khác nhau nên cách sắp xếp các đề mục trong CV cũng phải khác nhau. Việc bạn sắp xếp các đề mục đúng chuẩn sẽ giúp nhà tuyển dụng đọc CV của bạn hiệu quả hơn và giúp bạn có nhiều cơ hội hơn được gọi đi phỏng vấn đấy.
Cách sắp xếp của số đông
▪Mục tiêu nghề nghiệp (có thể viết hoặc không)
▪ Kinh nghiệm làm việc
▪ Hoạt động ngoại khóa
▪ Học vấn
▪ Kĩ năng và thành tích
Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau, thì bạn nên có một phần nhỏ như Tóm tắt nghề nghiệp hoặc Mục tiêu nghề nghiệp ở đầu CV tóm tắt sơ bộ về quá trình làm việc của bạn.
Cách sắp xếp này phù hợp cho tất cả các bạn, vì nó bao gồm những phần cơ bản nhất mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy ở trong một bản CV. Việc bạn sắp xếp như này cũng giúp nhà tuyển dụng dễ hơn trong việc Scan và Skim CV của bạn đấy.
Với những bạn mới tốt nghiệp
▪Học vấn
▪ Kĩ năng làm việc
▪ Kinh nghiệm làm việc
▪ Hoạt động ngoại khoá
▪ Thành tích (optional)
Các bạn mới tốt nghiệp thì thường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc lắm, vì vậy cần phải sắp xếp theo kiểu khác để nổi bật những cái bạn đang có lên. Ví dụ là Kĩ năng và Học vấn thì nên ở trên đầu, và nếu kinh nghiệm chưa có nhiều thì cần viết thật kĩ về phần Hoạt động ngoại khoá nhé.
Với những bạn có ý định làm trái ngành
▪Mục tiêu nghề nghiệp
▪Kĩ năng làm việc
▪ Kinh nghiệm liên quan
▪ Các kinh nghiệm khác
Với những bạn đang có ý định làm trái ngành trái nghề và chưa có nhiều kinh nghiệm lắm ở lĩnh vực đó, điều quan trọng là bạn cần phải đưa những thông tin có liên quan nhất xuất hiện ở đầu CV.
Ví dụ bạn có thể viết một đoạn ngắn về Mục tiêu nghề nghiệp để nhà tuyển dụng biết tại sao bạn học một ngành mà lại muốn làm một ngành khác. Sau đó bạn có thể chia phần Kinh nghiệm làm việc thành 2 phần: 1 là kinh nghiệm làm việc có liên quan trực tiếp đến ngành bạn ứng tuyển, 2 là các kinh nghiệm khác. Cuối cùng là, nếu kinh nghiệm trực tiếp bạn chưa có nhiều, thì phải chú trọng hơn nữa vào phần Skills, hãy cố gắng đưa vào những kĩ năng càng liên quan nhiều càng tốt đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển, đừng lúc nào cũng xoay quanh mấy cái mà ai cũng có thể viết như Teamwork, MS Office, Communication nhé.
Với các bạn có nhiều kinh nghiệm rồi
▪Tóm tắt nghề nghiệp
▪Kinh nghiệm làm việc
▪ Học vấn
▪ Kĩ năng
Với những bạn có nhiều kinh nghiệm, thì nên có một phần Tóm tắt nghề nghiệp ở đầu CV, để nhà tuyển dụng có thể lướt qua và nắm bắt được chung chung kĩ năng và kinh nghiệm của bạn nhé. Ngoài ra các phần khác thì cũng không có thay đổi nhiều lắm, tập trung nhiều hơn vào kinh nghiệm làm việc, chứ đừng đầu tư quá vào hoạt động ngoại khoá là được.
Leave a Reply