Những điều không nên xuất hiện trong cv xin việc
“Càng ít càng tốt”, đây là câu thần chú khi viết sơ yếu lý lịch. Bạn chỉ cần đến 1 trang giấy thôi, và hãy giữ cho thông tin và lối viết thật súc tích mà mạch lạc. Sự ngắn gọn hiệu quả này sẽ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
1. THÀNH TÍCH TỪ THỜI PHỔ THÔNG
Bạn phải nhận ra rằng mình không còn bé bỏng gì nữa, và đời thực không hề như mơ. Sau đại học, những gì bạn đạt được ở trường phổ thông không còn giá trị nữa.
Nếu bạn chỉ mới tốt nghiệp đại học và vẫn cần dựa vào thành tích ở trường để xin việc, hãy chọn ra những thành tích đáng quan tâm nhất chứ đừng liệt kê toàn bộ các hoạt động. Giả dụ, kinh nghiệm thủ quỹ ở ký túc xá của bạn sẽ là điều làm nhà tuyển dụng lưu ý.
2. CÁC GẠCH ĐẦU DÒNG BỪA BÃI
Não người không như một cuộn băng ghi âm, bạn có khả năng suy nghĩ và tóm tắt lại những thông tin về bản thân thật ngắn gọn. Hãy chỉ dùng tốt đa 4 gạch đầu dòng cho mỗi mục trong hồ sơ.
Mọi người không có thời gian đọc về tất cả những gì bạn đã làm trong quá khứ
Bạn cần quyết định xem cái gì cần, cái gì không.
Nếu chỉ có 4 gạch đầu dòng, bạn sẽ viết gì?
Vì sau gạch đầu dòng thứ 4, người đọc sẽ bắt đầu mất tập trung và không còn chú ý đến những gì đằng sau nữa.
3. DANH SÁCH CÁC LỚP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Theo bạn, trong 2 thông tin sau, cái nào có ích hơn: Việc bạn đã từng theo học lớp quản trị kinh doanh hay một “công ty” bạn đã sáng lập qua một dự án thực hành ở lớp?
Nhà tuyển dụng không quan tâm bạn đã học những môn nào hay bao nhiêu môn. Cái họ cần là những kỹ năng bạn thu lượm được qua việc học tập. Nếu thực sự phải dựa vào thành tích ở trường, hãy chia sẻ những kỹ năng, kinh nghiệm thực tế bạn học được trên lớp.
4. CÁC THÔNG TIN MƠ HỒ
“Quản lý một cơ sở dữ liệu khổng lồ và giúp đỡ các hoạt đông gây quỹ của tổ chức.”
Thông tin trên vô cùng mập mờ và dễ gây khó hiểu cho nhà tuyển dụng. Họ cần những dữ liệu chi tiết chứ không chỉ chung chung như vậy.
Thay vào đó, hãy viết:
“Quản lý cơ sở dữ liệu gồm 42000 nhà tài trợ và giúp đỡ tổ chức gây được 11.4 triệu USD trong chiến dịch quyên góp năm 2013.”
5. TRANG THỨ 3
Với một người đang ở tuổi đôi mươi, một sơ yếu lý lịch chất lượng dài 2 trang đã là điều hiếm có. 3 trang thì chắc chắn là nằm ngoài khả năng.
“Càng ít càng tốt”, đây là câu thần chú khi viết sơ yếu lý lịch. Bạn chỉ cần đến 1 trang giấy thôi, và hãy giữ cho thông tin và lối viết thật súc tích mà mạch lạc. Sự ngắn gọn hiệu quả này sẽ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
6. NHỮNG NGÔN TỪ BÓNG BẨY MÀ SÁO RỖNG
Nhiều người có thói quen lạm dụng tính từ trong văn viết. Ví dụ như, thay vì “chỉ đạo công việc abc” họ lại viết là “quyết liệt chỉ đạo công việc abc”, hay là “đạt được thành công rực rỡ trong nỗ lực gây quỹ” thay vì đơn giản “đạt được thành công trong nỗ lực gây quỹ”. Nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ bị ấn tượng bởi một hồ sơ dài dòng và màu mè đâu.
Leave a Reply