Bí quyết giúp bạn viết CV và thư xin việc dễ dàng

Tuy nhiên, bạn cũng cần đọc yêu cầu công việc để hiểu rõ hơn và nhìn lại xem những kinh nghiệm, kiến thức nào của mình có sẽ có thể đề cập vào CV để CV có điểm nhấn.

1. Đọc thông tin tuyển dụng một lượt để hiểu qua về công ty, biết sản phẩm của công ty là gì, đối tượng người dùng…

Ví dụ khi đọc phần đầu giới thiệu về TopCV bạn sẽ biết:

– TopCV là một start-up về công nghệ

– Sản phẩm là website giúp người dùng tạo CV online và tìm kiếm việc làm.

– Đối tượng người dùng là người muốn tạo CV để ứng tuyển, tìm kiếm việc làm.

2. Đọc cụ thể mô tả công việc và gạch chân những từ khóa chính, bất kỳ những từ ngữ chuyên ngành nào chưa hiểu rõ thì bạn search google để tìm hiểu thêm, hoặc hỏi qua những người bạn, người thân đã từng làm ở vị trí, lĩnh vực đó.

Đọc mô tả công việc trên, bạn sẽ biết trách nhiệm vị trí công việc content marketing bạn ứng tuyển, gạch chân những từ khóa chính như: định hướng và sáng tạo content, seeding, chiến dịch Marketing, chương trình partnership, sponsorship và co-branding…

Nếu những cụm từ như content marketing, seeding, chương trình partnership, sponsorship và co-branding, …bạn chưa hiểu rõ là gì thì bạn nên tìm hiểu thêm.

Ví dụ:

– Search google: content marketing là gì, tại sao content marketing lại quan trọng, seeding là gì (nếu bạn biết Tiếng Anh thì nhớ search thêm cả Tiếng Anh để hiểu chi tiết hơn)

– Nghĩ xem chiến dịch Marketing, chương trình partnership, sponsorhips và co-branding TopCV làm sẽ có thể là gì?…từ đó để bạn liên kết với những kinh nghiệm, kỹ năng bạn có để làm nổi bật những kinh nghiệm, kỹ năng liên quan. Và việc tìm hiểu, suy nghĩ về điều này cũng sẽ rất hữu ích cho bạn ở buổi phỏng vấn khi bạn muốn hỏi, thảo luận thêm với nhà tuyển dụng.

3. Đọc yêu cầu công việc, đối với mỗi yêu cầu vị trí, viết nháp ra những ví dụ/bằng chứng cụ thể từ những kinh nghiệm và học vấn của bạn.

Mô tả công việc giúp bạn biết được một phần nào đó vị trí công việc yêu cầu. Tuy nhiên, bạn cũng cần đọc yêu cầu công việc để hiểu rõ hơn và nhìn lại xem những kinh nghiệm, kiến thức nào của mình có sẽ có thể đề cập vào CV để CV có điểm nhấn.

– Gạch chân những từ khóa chính như: viết content , sáng tạo, đam mê Marketing, kiến thức về Social media, Facebook ads, Google Ads, đảm nhiệm nhiều công việc, chủ động, khả năng làm việc nhóm tốt.

– Liệt kê trong những yêu cầu đó bạn đã có sẵn kiến thức, kinh nghiệm nào liên quan để tránh bị bỏ sót khi viết CV và sẽ giúp bạn biết mình cần tìm hiểu thêm kiến thức nào nếu như chưa biết, chưa hiểu rõ. Điều này sẽ giúp bạn tự tin để ứng tuyển và sẵn sàng để có một buổi phỏng vấn thành công.

Ví dụ: Trong yêu cầu công việc:

– Viết content: bạn đã từng tham gia viết báo, làm admin trang fb…bất kể kinh nghiêm nào liên quan đến khả năng viết hoặc bạn tham gia khóa học nào đó về kỹ năng viết, hoặc đạt giải thưởng viết văn…

– Social media Facebook ads, Google Ads: có kinh nghiệm nào liên quan đến Fb ads , google ads hoặc có kiến thức qua khóa học, tự tìm hiểu thêm qua việc đọc các bài chia sẻ trên mạng….

– Đảm nhiệm nhiều công việc: bạn là người vừa tham gia học ở trường, vừa đi làm thêm để lấy kinh nghiệm, hoặc là qua những vị trí công việc bạn đảm nhiệm ở công việc làm thêm, qua câu lạc bộ tình nguyện…

(CV bạn đề cập đến nhiều công việc bạn đã làm ở vị trí công việc làm thêm, dự án nào đó,… đã chứng tỏ phần nào đó bạn là người có khả năng đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc)

– Khả năng làm việc nhóm tốt: ví dụ thể hiện khả năng phối hợp với các bộ phận khác để quy trình làm việc hiệu quả, nhận dự án làm thêm ngoài với một số thành viên khác, hoặc đã từng tham gia nhóm tình nguyện, làm các bài tập lớn khi học đại học, hoặc tham gia 1 cuộc thi nhóm của chương trình nào đó ở trường, ở một tổ chức….

Viết rõ ràng điều mà nhà tuyển dụng yêu cầu – nghĩa là các kỹ năng, khả năng, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu cho vị trí công việc nhưng không viết giống hoàn toàn tin tuyển dụng và viết đúng sự thật.

4. Tìm hiểu thêm công việc

Bạn nên tìm hiểu thêm công việc qua mạng, qua tin tuyển dụng khác và qua người đã từng có kinh nghiệm ở vị trí đó bởi vì mô tả công việc, yêu cầu công việc ở tin tuyển dụng chưa nêu hết những trách nhiệm, yêu cầu.

Ngoài ra, nếu có thời gian bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những thứ khác liên quan đến Markeing không chỉ riêng vị trí công việc Content Marekting: công việc nhân viên marketing, vị trí công việc của marketer,…để hiểu rõ hơn về ngành Marketing nói chung.

Nhiều công ty yêu cầu kinh nghiệm làm việc 1, 2 năm… nhưng nếu bạn thể hiện ở CV bạn cũng có những kiến thức nhất định về vị trí ứng tuyển hoặc là bạn là người sẵn sàng học hỏi, có niềm đam mê với công việc thì cứ hãy tự tin ứng tuyển vì có thể khi phỏng vấn nhà tuyển dụng lại nhìn ra bạn có những tố chất nào đó phù hợp với công việc, văn hóa công ty….Nhưng nhớ là nếu chưa có kinh nghiệm thì bạn càng nên tìm hiểu kỹ công việc trước khi ứng tuyển.

Đối với vị trí intership như trên thì yếu tố kinh nghiệm không đòi hỏi nhiều, quan trọng là bạn có niềm đam mê, yêu thích công việc và ham học hỏi.

Khi phân tích tin tuyển dụng bạn đã liệt kê ra được những ý sẽ đề cập ở CV. Tiếp theo là đến bước bạn bắt tay viết 1 bản CV hoàn chỉnh.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *